Rác thải nhựa, nhất là các loại túi ni lông thường tồn tại rất lâu, quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Hiện nay việc sản xuất các sản phẩm từ nhựa rất dễ dàng, nhu cầu của xã hội lớn, tuy nhiên việc tái chế còn rất hạn chế. Rác thải nhựa khi đốt sẽ tạo ra khí thải có CHẤT ĐỘC DIOXIN VÀ FURAN gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, còn khi chôn lấp lại ảnh hưởng tới chất lượng đất và dinh dưỡng cho cây trồng. Hiện nay đang có một lượng lớn túi ni lông cùng với các loại rác thải nhựa được thải ra môi trường, trôi ra biển sau các trận mưa lũ và làm “chết” các đại dương. Theo các chuyên gia môi trường, Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước châu Á phát sinh nhiều chất thải nhựa sau với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng chất thải nhựa được thải ra biển của thế giới.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về vấn đề chất thải nhựa xây dưng một “Việt Nam với môi trường sống trong lành, an toàn và phát triển bền vững”. TTYT huyện Đắk Mil hưởng ứng thực hiện các biện pháp giảm thiểu chât thải nhựa như sau:
- Tăng cường sử dụng thuốc bằng đường uống; sử dụng các vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ đóng gói, đựng thuốc, hóa chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh và các hoạt động chuyên môn y tế khác nhằm giảm phát sinh chất thảinhựa.
- Hạn chế sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút và các vật dụng khác làm từ nhựa dùng một lần hoặc ni lông khó phân hủy cho mục đích ăn, uống của người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế và tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn
- Phấn đấu tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần và ni lông khó phân hủy trong đơn vị. Thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, ni lông khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định.
- Việc giảm thiểu chất thải nhựa phải được đưa vào nội quy, quy chế hoạt động nội bộ của đơn vị và phải tổ chức quán triệt, hướng dẫn, vận động cán bộ, nhân viên y tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ, người bệnh, người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế và cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị.
- Lãnh đạo đơn vị phải tổ chức ký cam kết với lãnh đạo các khoa, phòng, đơn vị cung cấp dịch vụ tại cơ sở y tế về việc giảm thiểu chất thải nhựa; đồng thời phát động phong trào thi đua và chủ động phát hiện, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị.
- Tác giả: Hoài Hương